Top 9 những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn - Minh Thư Fashion | Thời Trang Minh Thư

Minh Thư Fashion | Thời Trang Minh Thư

Top 9 những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn


Bạn chưa có kinh nghiệm khi phỏng vấn, bạn run rẩy, những bỡ ngỡ nay là điều không thể tránh được, do thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin trước nhà tuyển dụng dù cho bạn đã chuẩn bị kỹ năng, tâm lý rất kỹ càng, chi tiết đến thế nào, mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn gặp phải những cau hỏi hóc búa, bạn cũng thua và lúng túng. Sau đây là top 9 những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn.

nhung cau hoi thuong gap khi phong van

#1. Ưu/nhược điểm của anh/chị là gì?

Nên trả lời thế nào: Bạn vẫn nên nói về nhược điểm của mình nhưng hãy nhấn mạnh vào những ưu điểm mà bạn có hay được rèn luyện, hãy nói về những phẩm chất mang khía cạnh chuyên nghiệp phục vụ trong công việc.

#2. Nếu được nhận, anh/chị nghĩ là mình làm gì để hoàn thành tốt công việc?

Tùy theo vị trí có câu trả lời phù hợp. Nêu những ưu điểm nổi bật giúp ích cho vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có.

#3. Tại sao anh/chị muốn làm việc tại đây?

Khi người phỏng vấn hỏi câu hỏi này chứng tỏ họ đang muốn nghe câu trả lời nào đó, chứng minh bạn có đầu tư, có suy nghĩ khi apply vào vị trí này của công ty họ, chứ không phải gửi hồ sơ xin việc rồi đi phỏng vấn vì có thông báo tuyển dụng.

Bạn có thể sử dụng câu trả lời như: Tôi đã chọn ra một số công ty phù hợp với kỹ năng của tôi, những công ty có phương châm làm việc phù hợp với khả năng của tôi.

#4. Mục tiêu của anh/chị là gì?

Đây là câu hỏi thường được sử dụng rất nhiều, họ sẽ hỏi về những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn tại công ty.

  • Về mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể trả lời như: Mục tiêu trước mắt của tôi là có được công việc phù hợp tại công ty và được làm việc, tiếp xúc và học hỏi những đồng nghiệp, những lãnh đạo giỏi tại công ty. Mục tiêu ngắn hạn khi được làm việc tại công ty là cố gắng tiếp thu, tìm hiểu và nghiên cứu để luôn đáp ứng và làm tốt nhất công việc được giao.
  • Về mục tiêu dài hạn bạn có thể trả lời về mục tiêu giúp công ty phát triển, tiến xa hơn, còn riêng bản thân sẽ tìm ra những cơ hội thăng tiến của mình tại công ty.

#5. Tại sao anh/chị lại chuyển việc?

Câu hỏi phổ biến không kém và có phần rất “mặn” khi đi phỏng vấn các ứng viên thượng được các nhà tuyển dụng hỏi là tại sao anh/chị nghỉ việc ở công ty cũ?

Lúc này, có rất nhiều câu trả lời phù hợp, một trong số đó bạn có thể trả lời như sau: Sau thời gian dài trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức, tôi quyết định tìm kiếm cho mình một công ty có nhiều cơ hội phát triển để tôi có thể phát huy hết khả năng của mình và thành công hơn.

#6. Anh/chị có thể làm được gì cho chúng tôi?

Một câu hỏi hầu như lúc nào cũng được hỏi là bạn có thể làm được gì cho công ty? Hãy trả lời ngắn gọn về kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của mình.

#7. Những điểm tích cực mà người chủ cũ nói về bạn?

Câu hỏi này có vẻ rất hiếm được hỏi khi đi phỏng vấn, nhưng lỡ được hỏi, nó sẽ rất dễ gây “bối rối” cho bất kỳ ai nếu chưa được chuẩn bị, vì nếu nói lố quá cũng không được, nói ít quá cũng không xong.

Đây là cơ hội tuyệt vời để thể hiện ưu điểm của mình thông qua lời của người khác: Sếp tôi từng nói tôi là người chịu khó làm việc và ông ta thích sự năng động, nhiệt tình và hài hước của tôi.

#8. Mức lương mà anh/chị mong muốn?

Bạn được lợi thế khi người phỏng vấn yêu cầu đưa ra mức lương trước. Tuy nhiên, bạn nên đưa ra một con số cụ thể, bởi điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình.

Bạn có thể trả lời như sau: Tôi nghĩ công ty sẽ trả mức lương phù hợp với năng lực và khối lượng công việc của tôi, tôi chắc chắn khi đến lúc, chúng ta sẽ có thể đồng ý một con số hợp lý.

#9. Những thành tích nổi bật trong công việc của anh/chị là gì?

Nếu đó là sự thành công thể hiện qua những “con số” thì bạn sẽ trả lời dễ dàng, còn nếu bạn chỉ là một nhân viên  không tác động trực tiếp hay quá lớn tới những con số, kết quả kinh doanh thì không nên thổi phồng những cống hiến của mình.

Bạn có thể trả lời: Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình, tôi có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty đề ra.

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.